ĐẠI HỌC HÀ NỘI KHÔNG CÒN LƯU HỒ SƠ TUYỂN SINH CỦA ÔNG VƯƠNG TẤN VIỆT
Tổng Hội Phật Bút Tự Do Việt Nam
Vi Đà
Thứ Năm, 15 tháng 8, 2024
ĐẠI HỌC HÀ NỘI KHÔNG CÒN LƯU HỒ SƠ TUYỂN SINH CỦA ÔNG VƯƠNG TẤN VIỆT
Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2024
BẰNG GIẢ, GIẢ BẰNG, HỌC GIẢ, GIẢ HỌC
BẰNG GIẢ, GIẢ BẰNG, HỌC GIẢ, GIẢ HỌC
Trước hết, cần phải khẳng định đây là sự việc đặc biệt nghiêm trọng, người dân cả nước đang thực hiện quyền giám sát của mình nên rất quan tâm, theo dõi sát sao và kết quả xác minh, công bố thông tin phải kịp thời, nhanh chóng bởi cơ quan chức năng xác minh “bằng cấp 3” ghi tên người này nhưng họ không thi và cũng không có trong hệ thống được cấp bằng tại Sở Giáo dục TP.HCM. Từ đó có thể khẳng định “bằng cấp 3” này là giả. Do đó, nếu sử dụng bằng cấp 3 giả đó để học cao hơn như: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thì dư luận tiếp tục đặt ra vấn đề có hay không sự việc tiếp tay của những cá nhân, tổ chức đằng sau? Đây là câu hỏi cấp thiết cần sự phúc đáp, thông tin từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:
👉 Khoản 1 Điều 16 Thông tư 21/2019 ngày 29/11/2019 của Bộ GD&ĐT quy định điều kiện cấp văn bằng: “Văn bằng… cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.” Như vậy, nếu cá nhân nào không đáp ứng được một trong các điều kiện trên nhưng sau vẫn có bằng tốt nghiệp để sử dụng cho các bấc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ thì hoặc là quy trình cấp bằng có sai phạm; hoặc đó là bằng tốt nghiệp giả và sẽ bị thu hồi, hủy bỏ bởi Giám đốc Sở GD&ĐT theo Điều 25 Thông tư 21/2019 và phải lập thành quyết định, đăng tải thông tin công khai trên cổng thông tin điện tử.
Ngoài việc thu hồi, huỷ bỏ thì Giám đốc Sở GD&ĐT có trách nhiệm: “Xác minh tính xác thực của văn bằng, chứng chỉ khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;” (điểm e khoản 2 Điều 5 Thông tư 21/2019). Nếu có căn cứ hoặc có dấu hiệu của việc mua bán bằng giả hoặc đưa nhận hối lộ thì phải chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra xác minh, xử lý theo quy định. Trường hợp sử dụng bằng cấp 3 giả để từ đó có kết quả được cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ thì tất cả các bằng cấp này đều là giả vì kết quả có được là từ bằng cấp 3 giả. Lúc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải kiểm tra, thẩm định hồ sơ quá trình đào tạo, thẩm định chất lượng luận án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư 18/2021.
👉 Trách nhiệm quan trọng trong việc công bố, cung cấp thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Như đã phân tích, nếu bằng cấp 3 giả thì tất cả các kết quả cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ sau đó đều phải bị thu hồi và huỷ bỏ nhưng sự việc không dừng lại ở đó mà Bộ GD&ĐT cũng phải thẩm định các tài liệu, hồ sơ, quy trình học, cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ và nội dung luận án tiến sĩ có đạt hay không? Có dấu hiệu của việc thông đồng, cấu kết của các tổ chức, cá nhân trong việc cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ không? Nếu phát hiện hoặc có dấu hiệu tiêu cực, đưa nhận hối lộ để cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ thì Bộ GD&ĐT phải chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra có thẩm quyền kiến nghị điều tra xử lý hành vi có dấu hiệu tội phạm và lúc này thẩm quyền không còn thuộc về Bộ GD&ĐT.
Ví dụ: Quy định về thời gian đào tạo học viên học tiến sĩ phải tập trung liên tục 4 năm nhưng nếu thời điểm đó xảy ra dịch Covid 19 thì học viên và nhà trường tập trung dạy học thế nào? Có hay không việc dù không học nhưng lại có bảng điểm, có bài thi, có kết quả để hợp pháp cho việc cấp bằng….vv. Nếu xảy ra việc đó thì gọi là “học giả” hay “giả học” nhưng lại được cấp bằng và đương nhiên bằng được cấp là “bằng giả”. Vấn đề này cần sự trả lời khách quan, chính xác và nhanh chóng từ các cơ quan chức năng.
Sau khi thực hiện các bước trên đây, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ GD & ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ-BGDĐT ngày 08/01/2019 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho dư luận, cơ quan báo chí: “….về sự kiện, hoặc vấn đề quan trọng, gây tác động lớn trong xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành giáo dục nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng thông tin, định hướng dư luận trong thời gian chậm nhất là 6 tiếng.”
P/S: Đăng lại phần trả lời của LS Lê Ngọc Luân để người đọc dễ hiểu!
Sài Gòn, 04/7/2024
LS Lê Ngọc Luân ❤️🌹
Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2023
Chuyện bi hài quanh Nguyễn Thiếu Văn - Sư giả Thích Minh Tâm
Ba câu chuyện dưới đây có tính bi hài, góp phần khắc họa thêm chân dung người tự xưng là tiến sĩ luật – trạng sư, “hòa thượng” Thích Minh Tâm - Nguyễn Thiếu Văn
Suốt tuần qua, câu chuyện “thượng tọa” Thích Minh Tâm -Nguyễn Thiếu Văn (NTV) luôn là tâm điểm để bàn tán khắp nơi của cư dân người Việt ở
Mặt khác, chúng tôi đã đến tận kho trữ liệu của Trường Luật UNSW, nơi mà chính NTV nói đã tốt nghiệp. Dữ liệu Trường Luật UNSW chưa bao giờ có ai tên là Nguyen Thieu Van hay Van Thieu/Thieu Van Nguyen tốt nghiệp tiến sĩ ở đây từ ngày thành lập cho đến nay!
Tiếp chuyện với PGS-TS TNB, một giảng viên Trường Luật UNSW, ông cười: “Chắc có điên mới bảo thế!”, khi đi dò tìm một tiến sĩ luật kiêm trạng sư. Ông lý giải rằng tại Úc, một người đã quyết chí học đến tiến sĩ luật thì họ theo đuổi nghiệp khoa bảng và chỉ dạy tại đại học chứ hiếm ra ngoài làm luật sư. Vì như thế sẽ khó trả nổi chi phí do hành nghề bán thời gian, và ngược lại một người đã làm luật bên ngoài, lên tới trạng sư rồi thì cũng hiếm khi quay lại học tiến sĩ, vì đã có tiền! Trường hợp vừa tiến sĩ kiêm trạng sư này, theo ông TNB thì có lẽ chỉ có một ông tây ở dưới
Làm thầy tu sướng lắm! Một nhân chứng kể, một bận gặp Thích Minh Tâm, hỏi tại sao đi tu. Thích Minh Tâm nghiêm chỉnh trả lời: Đi tu là dễ nhất mà sướng nhất ! Chỉ cần xuống tóc, mặc áo cà sa là thành thầy. Nhất bộ nhất bái, bước ra một bước là chúng sinh lạy thầy, cơm dâng, nước rót. Mô Phật! Là một phật tử, tôi xin không dám nghe điều này. Nhân chứng này còn khẳng định với chúng tôi là anh ta không đùa đối với tôn giáo. Thích Minh Tâm còn rủ anh xuống tóc đi tu, theo Thích Minh Tâm làm đồ đệ, rồi sẽ thấy điều Thích Minh Tâm nói là đúng. Mà chắc cũng không sai chút nào đối với những hạng người như Nguyễn Thiếu Văn! |
Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022
Công bố tạp chí Bảo Vệ Chánh Pháp mới
Kính thưa Quý độc giả!
Sau 2 năm hoạt động hiệu quả, Ban Tổng quản Hội Phật Bút Tự Do Việt Nam quyết định mở thêm tạp chí Bảo Vệ Chánh Pháp giao diện mới hoạt động song song với Tạp chí cũ.
Độc giả có thể truy cập Tạp chí mới bằng link: https://baovechanhphap7.wixsite.com/news/home
Trân trọng cảm ơn!
Thứ Ba, 9 tháng 8, 2022
Bao nhiêu người bị lừa bởi 1 ông già tu hành dâm dục trên núi dinh?
Bao nhiêu người bị lừa bởi 1 ông già tu hành dâm dục trên núi dinh?
Nguồn:
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022
Thích Nhẫn Kiên- gã giả Sư đang lừa đảo Phật tử miền Bắc
LAI LỊCH
Thích Nhẫn Kiên tện thật là Nguyễn Đình Tuyến sinh ngày 23 tháng 9 năm 1975 tại Hiệp Sơn, Kinh Môn, Hải Dương. Có hộ khẩu tại Địa chỉ trên.
HÀNH TRẠNG
Có thời gian ngắn đi nghĩa vụ quân sự với hàm Binh Nhì phục vụ 3 năm trong quân ngũ, những tên này đi đâu cũng xưng là Đại tá Quân đội Nhân Dân Việt Nam từng đánh chiếm Dinh Độc Lập.
Thuở trẻ Đình Tuyến bỏ nhà đi bụi đời, cầm đầu những thanh niên hư hỏng trong làng quậy phá ăn cắp vặt đã có tiền án tiền sự. Năm 2010, vì sức khỏe yếu Đình Tuyến về Vĩnh Phúc xin xuất gia tu hành tại chùa Biện Sơn, sau khi thọ Tỳ kheo giới Tuyến thường ở tại Thiền Viện Sùng Phúc, Hà Nội.
Một thời gian sau, Đình Tuyến mưu mẹo nhờ người giới thiệu về Hải Phòng nhận chùa Đồng Hỗ tại An Dương, xin tiền bá tánh trùng tu lại và tự xưng là Trụ trì chùa Đồng Hỗ, không có quyết định của Giáo Hội Phật Giáo Hải Phòng và sự chấp thuận của Sở Nội Vụ.
Thời gian Thích Nhẫn Kiên cư trú tại đây thường văng tục chửi bậy, dọa đánh Phật tử trong làng nên mất lòng bà con nhân dân. Đỉnh điểm Đình Tuyến có hành vi xàm sở vợ của Phật tử nên bị người chồng và nhân dân kéo đến đánh và trục xuất ra khỏi chùa Đồng Hỗ.
Thượng Tọa. Thích Thanh Nghiêm, trụ trì chùa Hòa Quang thuộc Giáo Hội Phật Giáo Hải Phòng là người đổ đầu cho Nhẫn Kiên đã từ mặt, không nhận Đình Tuyến làm Đệ tử vì Tuyến gây nhiều phiền phức, vi phạm giới luật làm ảnh hưởng đến Giáo Hội và Sơn Môn.
Giáo Hội Phật Giáo Hải Phòng đã ra quyết định không công nhận Thích Nhẫn Kiên là Sư của Hải Phòng. Hiện này Thích Nhẫn Kiên không còn sinh hoạt trong Ban Trị Sự Phật Giáo địa phương nào mà thường đi lang thang khắp miền bắc dùng các giấy từ tu sĩ Phật giáo (Đã bị Ban Trị sự vô hiệu hóa) để lừa mị Bà con Phật tử.
Nay thông báo này để Phật tử và Nhân dân miền Bắc cảnh giác